Xem các khóa học chinh phục tiếng Đức của Hallo trung tâm tiếng Đức uy tín và tốt nhất ở TPHCM
Tiếng Đức nâng cao
Tiếng đức online miễn phí
Giao tiếp tiếng đức cơ bản
Tiếng đức cơ bản cho người mới bắt đầu
Học tiếng Đức xin định cư, du học, làm việc
Học Tiếng Đức cấp tốc từ cơ bản A0 đến nâng cao B2, đào tạo đầy đủ 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết, chuẩn khung tham chiếu đánh giá chung của Châu Âu (CEFR)
Học tiếng Đức thiếu nhi, độ tuổi từ 7 – 12 tuổi, với khóa đào tạo song ngữ Anh Đức, hoặc khóa kết hợp Việt Đức, giúp bé dạn dĩ giao tiếp trong môi trường quốc tế.
Làm thêm luôn là vấn đề được các du học sinh rất quan tâm, vậy nên trong bài viết này hãy cùng
HALLO tìm hiểu về vấn đề này nhé!
NỘI DUNG CHÍNH
- Những quy định làm thêm cho du học sinh
- Tìm việc làm thêm ở Đức
1. Những quy định làm thêm cho du học sinh
Theo luật lao động tại Đức, du học sinh có quyền làm thêm công việc bán thời gian hoặc làm thêm khi đang học tại nước này. Tuy nhiên, có một số hạn chế về thời gian làm việc và thu nhập. Dưới đây là một số quy định cơ bản:
– Giới hạn giờ làm việc: Du học sinh ở Đức thường được phép làm thêm tối đa 120 ngày hoặc 240 bán thời gian mỗi năm. Nếu làm thêm trong kỳ nghỉ hè hoặc kỳ nghỉ mùa đông, bạn có thể làm việc vượt quá mức giới hạn này.
– Làm thêm trong kỳ học: Trong thời gian học, du học sinh có thể làm thêm tối đa 20 giờ một tuần. Điều này có nghĩa là bạn có thể làm thêm 20 giờ mỗi tuần trong giai đoạn học tập.
– Làm thêm trong kỳ nghỉ hè: Trong kỳ nghỉ hè hoặc kỳ nghỉ mùa đông, bạn có thể làm việc full-time (làm việc hơn 20 giờ một tuần) mà không bị giới hạn về thời gian làm việc.
– Thu nhập tối đa: nếu 1 tháng mức thu nhập của bạn vượt trên 520 Euro thì bắt buộc bạn phải đóng thuế cho nhà nước. Đây là trường hợp nếu làm thêm cho 1 công việc. Và mức thuế sẽ được tính dựa trên bậc 1, dành cho người độc thân. Nhưng nếu bạn làm 2 công việc và tổng thu nhập vượt trên 520 Euro thì chỉ công việc thứ 2 mới bị tính thuế. Thuế sẽ được tính theo bậc 6. Và tất nhiên, nếu dưới 520 Euro thì bạn sẽ không phải đóng một khoản thuế nào cả
– Những công việc bán thời gian:
+ Nhà hàng và dịch vụ
+ Cửa hàng và siêu thị
+ Giao hàng và vận chuyển
+ Dịch vụ khách sạn
+ Chăm sóc trẻ em
+ Tiếp thị và quảng cáo
+ Tutor và giảng dạy
+ Công việc văn phòng
+ Làm việc tự do
+ Công việc thể thao và giải trí
2. Tìm việc làm thêm ở Đức
Bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm sau đây:
– Trường đại học và trung tâm tư vấn: Nhiều trường đại học tại Đức cung cấp dịch vụ hỗ trợ việc làm cho du học sinh. Họ có thể cung cấp thông tin về các cơ hội làm thêm, giúp bạn viết hồ sơ và cung cấp các nguồn thông tin liên quan.
– Trang web tuyển dụng: Có nhiều trang web tuyển dụng và cổng thông tin việc làm tại Đức như Jobbörse của Cơ quan Lao động Đức, Indeed, Studentjob, Linked, Xiing,…
– Mạng xã hội: Tham gia các nhóm và trang mạng xã hội dành cho người lao động và du học sinh tại Đức có thể giúp bạn có thêm kinh nghiệm và thông tin việc làm.
– Đến trực tiếp cửa hàng: Bạn có thể ghé thăm các cửa hàng, nhà hàng, quán cà phê, công ty, hoặc các cơ sở thương mại khác để hỏi về cơ hội làm thêm. Đôi khi, việc gặp trực tiếp và nộp hồ sơ tại chỗ có thể giúp bạn tạo ấn tượng tốt hơn.
– Gửi hồ sơ qua email hoặc trang web công ty: Nếu bạn quan tâm đến một công ty cụ thể, bạn có thể gửi hồ sơ và thư xin việc qua email hoặc trang web của công ty.
Hy vọng bài này sẽ hữu ích cho các bạn đang có mong muốn và đang chuẩn bị du học tại Đức. Hãy theo dõi HALLO để không bỏ lỡ những thông tin mới nhất về du học Đức nhé!